10 nguyên tắc của thiết kế dịch vụ

10 nguyên tắc của thiết kế dịch vụ



Nhằm tiết kiệm thời gian cũng như định hướng trong nghiên cứu và thiết kế, chúng ta có những nguyên tắc đánh giá cơ bản để xem xét mức độ hoàn thiện, tiện dụng, hoàn hảo của một thiết kế


Trong thiết kế dịch vụ, những nguyên tắc này này cũng có giá trị đánh giá các dự án. Một bộ nguyên tắc có thể áp dụng cho một tương tác đơn hoặc cho toàn bộ hệ thống dịch vụ. Bộ nguyên tắc có thể áp dụng cho một giai đoạn ngắn hoặc một mối quan hệ lâu dài giữa người dùng với dịch vụ.

post_10-nguyen-tac-cua-thiet-ke-dich-vu-234844150616.jpg

Cách tiếp cận thiết kế này cho thấy rằng các trải nghiệm phải được tiến hành đồng thời từu nhà cung cấp đến người sử dụng dịch vụ, và tương tác với khách hang chính là mấu chốt của việc thiết kế các dịch vụ. Khi hệ thống phát triển hơn bao giờ hết, tinh vi và kết nối hơn, designer sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách hơn nữa. Bộ nguyên tắc trong thiết kế dịch vụ có thể giúp chúng ta điều chỉnh và nghĩ về những kinh nghiệm phức tạp trong một cấp độ mới.

Tạo một Service Design Framework

Lấy cảm hứng từ 10 Bộ nguyên tắc tiện ích dành cho thiết kế giao diện người dùng chúng ta có một hệ thống Bộ nguyên tắc thiết kế dịch vụ được tạo ra bởi Usability Matters.

Những bộ nguyên tắc này cung cấp một hướng dẫn thực tế để đánh giá và tạo ra những dịch vụ hữu ích, có giá trị. Giống như những đánh giá truyền thống nhằm đo lường usability của một giao diện. Bộ nguyên tắc cung cấp cách để đánh giá một dịch vụ dựa trên những nguyên tắc thiết kế.

10 Bộ nguyên tắc thiết kế dịch vụ của chúng tôi

0. Nguyên tắc vàng về dịch vụ

Dịch vụ được tạo nên từ nhiều thành phần, với cả những phần vô hình và hữu hình cùng những trao đổi giá trị.

1. Tiếp cận những nhu cầu thật sự

Đặt nền móng một dịch vụ dựa trên những nhu cầu được xác định từ thực tế tìm hiểu người dùng.

2. Làm rõ những gì dịch vụ cung cấp và không cung cấp:

Hãy sử dụng những từ ngữ quen thuộc. Người dùng phải dễ dàng nắm bắt được nếu dịch vụ này phù hợp với họ và những gì mà họ muốn được cung cấp.

3. Xây dựng những mối quan hệ lâu dài:

Hệ thống dịch vụ sẽ hỗ trợ những tương tác thích hợp, tạo nên sự linh hoạt trong sử dụng và nuôi dưỡng những mối quan hệ với khách hàng.

4. Tận dụng nguồn sẵn có:

Xem xét toàn bộ hệ thống và những bộ phận hiện tại có thể cung cấp một trải nghiệm người dùng tốt hơn. Tìm các cơ hội để tăng cường, sử dụng hoặc bố trí lại các nguồn.

5. Quyền tự chủ và tự do của khách hàng:

Hệ thống dịch vụ phải phù hợp với thói quen của những người tham gia. Đừng yêu cầu người dùng sẽ điều chỉnh phong cách sống hoặc công việc của họ để phù hợp với dịch vụ

6. Bắt đầu và kết thúc một cách êm đẹp:

Cung cấp linh hoạt, điểm tham gia và kết thúc tự nhiên từ các dịch vụ. . Xem xét khi nào thì nó thích hợp để khách hàng bắt đầu bắt đầu sử dụng và khi nào thì phải kết thúc

7. Nắm rõ sự mong đợi của khách hàng:

Hãy đặt ra những giới hạn mà khách hàng có thể mong đợi từ dịch vụ. Nói giảm đi hoặc giấu bớt những điều thú vị để dịch vụ thực tế vượt qua mong đợi khách hàng.

8. Đúng thông tin, đúng thời điểm:

Cung cấp cho khách hàng những thông tin mà họ cần với mức độ chi tiết vừa phải, mức độ chi tiết sẽ tăng dần khi người dùng tham gia nhiều hơn, sâu hơn vào dịch vụ. Không cung cấp quá nhiều nhưng lại càng phải cẩn thận không được cung cấp quá ít thông tin.

9. Tính nhất quán:

Tính liên tục của thương hiệu, trải nghiệm và thông tin nên tồn tại đến cuối cùng của hệ thống dịch vụ. Khách hàng nên di chuyển liền mạch qua các kênh.

10. Nhịp điệu phù hợp:

Tất cả mọi khách hàng đều nên trải qua và cung cấp dịch vụ với một nhịp điệu thích hợp.

Nguồn: uxmag.com

Trolydatu.com - Công cụ tầm soát cổ phiếu


Ngày đăng: 15 June 2016 3537 lượt đọc


Bài viết liên quan

Giải pháp phần mềm quản lý khách hàng cho doanh nghiệp nhỏ
11 Lý do không nên chạy Mail Server riêng?
9 nguyên tắc truyền thông bất biến dành cho startup
Tối ưu chi phí với Quảng cáo banner trên Cốc Cốc
Chiến lược quảng cáo Facebook hiệu quả cao cho kinh doanh online
CRM là gì? ERP là gì? So sánh CRM và ERP