15 câu nói khiến mọi ông chủ chán ngấy khi nghe
Mối quan hệ giữa Sếp và nhân viên có thể trở nên xa cách hơn bao giờ hết. Ngay cả những người quản lí giỏi nhất cũng không tránh khỏi rắc rối trong giao tiếp với ông chủ của mình ,đặc biệt điều này còn trở nên khó khăn hơn gấp bội đối với một nhân viên đang cảm thấy bực dọc.
Có nên tự xây dựng nguồn nhân lực khi khởi nghiệp?10 công cụ marketing miễn phí mọi startup nên biết
7 điều sếp không nên nói với nhân viên
Dù bạn mới chỉ làm việc được một vài tháng hay là một nhân viên kì cựu với hơn chục năm kinh nghiệm, quan trọng bạn phải nhận ra rằng từng ngôn từ của bạn trong giao tiếp sẽ là cơ sở để ông chủ nhìn nhận, đánh giá bạn. Dưới đây là một số câu bạn không nên nói nếu muốn trở thành một nhân viên tốt trong mắt ông chủ của mình.
1. “Đó không phải là việc của tôi”.
Có thể vị trí công việc bạn đang đảm nhận nói lên rất rõ ràng về trách nhiệm và bổn phận của bạn. Nhưng một nhân viên suất sắc là những người luôn làm mọi việc cần thiết giúp cho công ty và ông chủ của mình thành công hơn. Hãy luôn sẵn sàng để làm nhiều hơn những gì mà ông chủ mong đợi từ bạn, không ngừng học hỏi và sáng tạo tìm tòi những cách làm mới. Điều này sẽ giúp bạn thăng tiến và khẳng định vị trí của mình trong công việc.
2. “Tôi sẽ bỏ việc nếu...”
Có thể nói việc sử dụng những lời đe dọa là cách làm chỉ của những người dơi vào bước đường cùng khi không còn cách nào khác để đạt được mục đích của họ. Có thể ông chủ của bạn thật là tuyệt vời, người mà sẵn sàng chấp nhận lời thách thức của bạn và thẳng tay tiễn bạn ra khỏi công ty, chúc bạn thật nhiều niềm vui khi gia nhập thất nghiệp hội.
3. “Hôm nay tôi bận mất rồi”
Mọi nhân viên đều mong đợi những ngày nghỉ phép để thư giãn hay chỉ đơn giản họ mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi một số ngày, nhưng bạn có biết đôi khi điều đó biến bạn trở thành một nhân viên “vấn đề” khi bạn luôn luôn “bận” và từ chối mọi lời đề nghị về các công việc phát sinh trong công ty, bất kể lí do của bạn là gì, kể cả là “con tôi bị ốm”, “tôi không được khỏe” hay chỉ đơn giản là bạn không thích làm việc đó.
4. “Tôi không sống nổi với mức lương này”
Thẳng thắn mà nói, thì việc bạn có thể chi trả cho cuộc sống hàng ngày hay không chả liên quan gì đến của ông chủ bạn. Ngay khi bạn đồng ý trở thành nhân viên của công ty nghĩa là bạn đã chấp nhận số tiền lương mà công ty chi trả cho bạn, kể cả khi bạn không thể biết chắc rằng mình có được tăng lương sau này hay không. Sếp bạn chỉ có trách nhiệm duy nhất là trả lương cho bạn đúng hạn và đúng với số tiền lương theo thỏa thuận của bạn với công ty.
5. “Tôi làm việc ở đây để kiếm sống”
Bạn làm việc vì tiền, dù thực sự đúng đi chăng nữa nhưng hẳn là một điều ngu ngốc nếu bạn nói ra điều này. Thật đáng tiếc khi có những nhân viên luôn luôn cố gắng nỗ lực trong công việc nhưng lại đặt mục tiêu làm làm việc để kiếm tiền trước cả những mục tiêu nâng cao trình và thăng tiến trong công việc. Tốt hơn hết, họ nên giành thời gian cho bản thân và suy nghĩ xem thực sự bạn đam mê với những công việc như thế nào, chỉ khi bạn tìm được đam mê của mình, theo đuổi đam mê của chính mình sẽ giúp cho công việc của bạn trở nên nhẹ nhàng hơn bao giờ hết.
6. “Đấy không phải lỗi của tôi ”
Khi công việc xảy ra sai sót, tốt hơn hết bạn nên tập trung giải quyết vấn đề đó cùng với các đồng nghiệp của mình thay vì phàn nàn và đổ lỗi.
7. “Sếp cũ của tôi không bao giờ như thế !”
Cho dù bạn đang nói về người quản lí cũ của mình, hay đang nói về sếp cũ thì quả là khập khiễng khi bạn đem so sánh các ông chủ với nhau. Mỗi ông chủ có cách làm việc và quản lí riêng của mình.
8. “Tôi không làm được”
Về cơ bản, bạn không nên để cụm từ “không thể” hay “không làm được trong từ điển của mình”. Nó chỉ đúng trong một số trường hợp đặc biệt khi ông chủ của bạn yêu cầu ở bạn những điều không phù hợp. Hãy luôn luôn cho ông chủ của bạn thấy tinh thần sẵn sàng làm việc hết sức mình cảu bạn.
9. “Sếp đâu có bảo em làm thế ạ”
Ngay cả khi xếp của bạn bỏ qua việc đề cập đến một công việc gì đó, một người nhân viên giỏi luôn luôn biết những gì mình phải làm kể cả khi không được yêu cầu. Vì đơn giản,những ông chủ không có thời gian để “cầm tay chỉ việc” cho bạn, họ luôn cần những nhân viên nhạy bén, chăm chỉ.
10. “Tôi thấy buồn ngủ”
Cho dù bạn đã thức cả đêm để để làm việc hay chăm sóc con cái thì đó cũng không phải là việc ông chủ bạn quan tâm.
11. “Thật là thiên vị”
Việc so sánh bản thân mình với đồng nghiệp chỉ khiến bạn trở nên nhỏ mọn và ghen tị hơn mà thôi.Thay vào đó, hãy chứng tỏ bản thân và gây ấn tượng với ông chủ của bạn bằng việc hoàn thành tốt vượt mong đợi các công việc được giao. Đừng bao giờ nghĩ rằng sự ưu ái chỉ dành cho một số người nhất định.
12. “Xin lỗi tôi đến muộn...tôi vừa mới đi phỏng vấn về”
Nghe thật là điên rồ nhưng một số người vẫn rất vô tư chia sẻ những điều như thế. Có thể mối quan hệ của bạn với người quản lí rất thân thiết đến mức bạn có thể chia sẻ mọi điều. Nhưng làm ơn, nếu bạn quyết định tìm một công việc khác, thì đừng bao giờ nói điều đó trong giờ làm việc ,trong công ty của bạn. Bạn có thể chọn những thời điểm thích hợp như thời gian nghỉ trưa hoặc sau giờ làm.
13. “Chán thật, chả có việc gì làm.”
Thay vì ngồi một chỗ và chán nản vì công việc của bạn quá “nhàn” hãy nhìn xung quanh xem bạn có thể giúp được gì cho mọi người không. Nếu bạn sẵn sàng mang nhiều trách nhiệm hơn, hãy nói với ông chủ rằng bạn cần những thử thách mới, những nhiệm vụ mới hay đề nghị được làm một công việc mới toanh mà bạn muốn học hỏi nhiều hơn.
14. “Sếp sai rồi”
Trong quá trình làm việc, có thể cấp trên của bạn nhầm lẫn, sai sót một số chỗ. Thay vì nói thẳng với sếp bạn có thể sử dụng các câu nói tương tự như “Có thể anh đúng,nhưng em nghĩ chúng ta nên.....” để nhắc khéo sếp. Nếu bạn chỉ ra những sai lầm của những ông chủ một cách khôn khéo, chắc hẳn các sếp sẽ tôn trọng và tin tưởng bạn hơn rất nhiều.
15. “Tôi bỏ việc”
Dù vấn đề nghiêm trọng đến cỡ nào, đừng bao giờ nói ra ba chữ này trong những lúc nóng giận. Luôn luôn thông báo nghỉ việc trước khoảng 2 tuần và chỉ bỏ việc nếu như bạn đã lên kế hoạch cho việc kiếm những nguồn thu nhập thay thế.Quan trọng hơn hết, hãy tìm những công việc và nơi làm việc có những đồng nghiệp mà bạn cảm thấy mình thật sự đam mê, thật sự thỏa mái, thật sự yêu thích để cho bạn đông lực làm việc, không bao giờ phải từ bỏ công việc một cách dễ dàng một lần nữa.
Giao tiếp là chìa khóa thành công trong sự nghiệp.Bạn muốn gây ấn tượng với ông chủ, cấp trên hay kể cả đồng nghiệp, điều quan trọng là bạn phải biết cách sử dụng ngôn từ. Ngay cả những điều nhỏ nhất như là những câu nói buột miệng cũng có thể gửi đi những thông điệp khiến bạn phải hối hận, thậm chí còn phá hủy sự nghiệp của bạn hàng năm trời. Luôn nhớ rắng, nếu bạn không chắc chắn rằng những gì mình nói ra là được mọi người tán dương, đồng tình thì ít nhất nên dành ra một vài giây suy nghĩ trước khi nói
ITZ Vietnam dịch từ Entrepreneur.com
10 kiểu người sẽ phá hủy doanh nghiệp của bạn