8 Sai lầm các doanh nghiệp thường mắc phải khi trình bày trang giới thiệu trên website

8 Sai lầm các doanh nghiệp thường mắc phải khi trình bày trang giới thiệu trên website



Hãy sẵn sàng để mọi người biết về câu chuyện của bạn!


Mặc dù có lẽ là trang được truy cập nhiều nhất trên trang web của một doanh nghiệp nhưng trang “Về chúng tôi" thường bị bỏ qua. Có lẽ nội dung và các trang sản phẩm đã được xem trọng và đầu tư hơn.

Trong khi đó, trang giới thiệu lại rất quan trọng. Nó giới thiệu doanh nghiệp của bạn tới những người ghé thăm website, xây dựng lòng tin và dẫn tới các tương tác với khách hàng. Vì vậy, tối ưu trang giới thiệu sẽ giúp bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Dưới đây là các sai lầm khi các doanh nghiệp thiết kế trang giới thiệu của mình.

1. Tất cả các thông tin chỉ nói về bạn.

Rõ ràng, bạn cần giới thiệu doanh nghiệp của mình. Hãy nhớ những người ghé thăm website của bạn không chỉ quan tâm bạn là ai, mà họ quan tâm cả việc bạn sẽ làm cuộc sống của họ tốt hơn như thế nào.

Nhưng thật đáng tiếc, cơ số các doanh nghiệp chỉ giới thiệu thành tựu đạt được. Họ chỉ cố gắng kể toàn bộ câu chuyện thành tích ấy nhưng thực sự không hề giải thích cái mà doanh nghiệp của họ đang làm.

Hãy kể câu chuyện của bạn và tránh xa việc giới thiệu chung chung về công ty hay khoe mẽ các thành tựu.

Nếu như bạn đang mắc kẹt trong việc xây dựng một trang giới thiệu, hãy trả lời những câu hỏi dưới đây:

  • Công ty của bạn đã bắt đầu như thế nào?
  • Ai là người sáng lập?
  • Điều gì đã mang đến cho bạn ý tưởng để bắt đầu việc kinh doanh?
  • Giá trị cốt lõi của bạn là gì?
  • Điều gì thúc đẩy bạn cũng như doanh nghiệp của bạn?

2. Không có mô tả nào nói về mục đích của website.

Trang giới thiệu chính là nơi bạn phô bày các sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp và nói với khách hàng điều gì làm doanh nghiệp của bạn nổi bật trong hàng trăm doanh nghiệp khác cùng ngành. Đừng ngại, hãy “thể hiện” một chút.

Hãy mô tả chính xác cho khách truy cập những gì họ có thể mong đợi trên trang web của bạn. Cung cấp thông tin về sản phẩm và dịch vụ của bạn. Cho họ biết họ đã đến đúng nơi. Đưa ra những giá trị khác biệt mà doanh nghiệp của bạn cung cấp so với đối thủ cạnh tranh và lí do để mọi người chọn bạn và sản phẩm của bạn.

3. Không có phần opt-in form (tương tự như phần đăng kí email nhận bản tin)

Mặc dù trang giới thiệu không phải là trang nổi bật nhất trên trang web của bạn, nhưng vẫn có rất nhiều người truy cập nó. Với một trang giới thiệu thiếu phần opt-in form sẽ rất khó để thu hút người truy cập quay trở lại lần thứ hai. Đó cũng chính là cách mà tiền của bạn ra đi.

Lựa chọn một opt-in form rõ ràng sẽ níu giữ những người truy cập và đưa họ tới việc đăng kí email cho các bản tin của bạn. Một khi nắm bắt được email của những người đọc này, bạn chỉ việc gửi cho họ những bài viết liên quan đến sản doanh nghiệp của bạn, giao tiếp với họ cho đến khi họ trở thành khách hàng và trả tiền cho sản phẩm dịch vụ của bạn.

4. Chỉ dùng những văn bản thuần túy không có hình ảnh.

Não bộ con người xử lí hình ảnh nhanh gấp 60000 lần xử lí 1 đoạn văn bản. Để tạo được ấn tượng đầu vững chắc đầu tiên cho khách truy cập, hãy chắc chắn bạn đã loại bỏ đi bức tường vạn chữ của mình. Phần lớn mọi người không có đủ thời gian và kiên nhẫn để đọc hết một văn bản dài, đặc biệt là những người online bằng thiết bị di động.

Hãy soạn các đoạn văn bản ngắn hơn va sử dụng các tiêu đề thích hợp đồng thời hãy làm sáng tỏ mỗi luận điểm của đoạn văn bằng một hình ảnh hoặc video cụ thể hoặc các hoạt động mà bạn team của mình đang làm.

5. Không chuyển hướng đến các trang hoặc sản phẩm phổ biến nhất của bạn.

Câu hỏi ở đây là: Khách truy cập sẽ biết đến các trang và sản phẩm phổ biến nhất từ trang giiới thiệu của bạn nếu bạn không đề cập ở đó? Câu trả lời ngắn: họ sẽ không.

Trang giới thiệu của bạn là nơi hoàn hảo để giới thiệu các bài đăng blog phổ biến nhất của bạn, các loại nội dung và các sản phẩm bán chạy nhất. Gợi ý nơi độc giả đi sau khi đọc hết trang giới thiệu.

6. Không tận dụng tâm lí đám đông.

Hiệu ứng đám đông giường như là cách hiệu quả nhất để xây dựng độ tín nhiệm và tính thẩm quyền cho website của bạn. Tự hào trưng bày lời chứng thực từ các khách hàng trước đây, liên kết hoặc biểu trưng cho các ấn bản nơi bạn đã đề cập đến, thậm chí ảnh chụp màn hình từ các phương tiện truyền thông xã hội (như đoạn chat fb, feedback…) đang ca ngợi doanh nghiệp của bạn.

Liệu bạn đang khoe khoang? Cũng có thể bạn đang khoe khoang một chút, nhưng đừng ngại, vì dẫu sao bạn cũng “kiếm” được từ nó.

7. Quá nhiều thông tin.

Bạn không viết lịch sử chiến tranh hay hòa bình đấy chứ? Trang giới thiệu của bạn nên được viết một cách ngắn gọn, súc tích, lý tưởng khoảng 300- 400 từ. Nếu bạn gặp rắc rồi với điều này, hãy sử dụng elevator pitch như một chỉ dẫn.

chú thích: là cách giải thích tối giản nhất về sản phẩm/dịch vụ mà một công ty/cá nhân cung cấp. Chú ý là keyword ở đây là ‘tối giản’ – về mục đích thì nó không khác gì các bài thuyết trình long lanh, các bản đề án kinh doanh dài trăm trang, nhưng quan trọng là nó phải ngắn, đơn giản, đúng trọng điểm.

8. Không có thông tin liên lạc.

Đây là một sai lầm cực kì “tốn kém”. Ít nhất, trang giới thiệu của bạn phải bao gồm địa chỉ email và phương tiện truyền thông xã hội. Điều này giúp khách truy cập của bạn liên hệ với bạn nếu họ có thêm bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc.

Điều này đặc biệt quan trọng đối với các solopreneurs (Một doanh nhân làm việc một mình, "solo", điều hành doanh nghiệp một mình. Họ có thể được nhà thầu thuê, nhưng vẫn có trách nhiệm toàn bộ về hoạt động kinh doanh của họ). Rất nhiều khách truy cập sẽ muốn tìm hiểu thêm về dịch vụ của bạn cũng như cách mà bạn tính phí cho các dịch vụ đó.

Theo John Rampton từ Entrepreneur.com

Dịch bởi: ITZ Vietnam

Trolydatu.com - Công cụ tầm soát cổ phiếu


Ngày đăng: 03 August 2017 1861 lượt đọc


Bài viết liên quan

Thiết kế website - yếu tố thành công cho doanh nghiệp hiện nay
Màu của năm 2014 - Màu tím Orchid - Pantone 18-3224
Chỉ số PA - DA trong SEO là gì ?
10 xu hướng thiết kế web sẽ bị
Pantone công bố xu hướng màu sắc 2017
Xu hướng thiết kế bao bì nào sẽ xuất hiện?