Insight thực sự là gì? - Một Insight tốt sẽ như thế nào?

Insight thực sự là gì? - Một Insight tốt sẽ như thế nào?



Lang thang khắp các trang báo mạng và đọc hết những cuốn sách có nhắc đến Insight, người ra sẽ tìm ra vô vàn những định nghĩa khác nhau, nhưng các định nghĩa đó đều gặp nhau tại một điểm. InSight là sự kết hợp về yếu tố In (bao gồm Emotion – cảm xúc, Expectations – kì vọng, Dream – mơ ước, hay thậm chí là Fear – nỗi sợ…), và yếu tố Sight (Behavior – hành vi, Habit – thói quen, Attitude – thái độ…). Có thể thấy, chính bản thân khái niệm “InSight” này đã phần nào phác họa được một tấm bản đồ cho những kẻ muốn tìm kiếm nó.


Giới Marketer, đặc biệt là lớp những marketer trẻ mới chập chững vào nghề thường bị choáng ngợp bởi một rừng những khái niệm mà khi được giải thích, hầu hết trong số họ đều cảm thấy vô cùng háo hức, giống như sắp được chạm chân vào một vùng trời chỉ gồm những kẻ “đi guốc trong bụng người khác”.

Và khi bắt đầu tìm hiểu về marketing, họ lập tức bị thu hút bởi một khái niệm “Insight”. Họ ngẫm ngợi, tâm đắc khi được nghe các chuyên gia phân tích về insight độc đáo của OMO, Starbucks, Nike, Dove,… và thầm nghĩ “rồi một ngày mình sẽ tìm ra một insight mạnh như thế”. Nhưng khi bắt tay vào một bài tập phân tích, hay khi tham gia một cuộc thi, đó lại chính là những gì khiến họ thất vọng về bản thân mình nhiều nhất. “Insight này đã đủ mạnh chưa? Insight này đã phù hợp với brand chưa? Target Customers thực sự đang mong muốn cái quái gì vậy?”

Để tìm kiếm một insight đắt giá, người làm Marketing không phải chỉ cần ngồi trước màn hình laptop, tìm kiếm một vài thông tin “mà họ cho là” đối tượng mục tiêu của mình sẽ có khuynh hướng hành động như vậy. Để tìm ra một Insight “vàng”, tất nhiên sẽ không có một công thức cho tất cả, nhưng sẽ có những bước mà theo đó, từng mảnh ghép của insight sẽ dần dần lộ diện. Bài viết xin đưa ra 4 bước trong quy trình thấu hiểu tâm lý khách hàng:

  1. Thông tin: Thông tin về những gì mọi người nghĩ và làm
  2. Hiểu: Phát triển hiểu được tại sao con người làm điều đó
  3. Insight: Có được sự hiểu biết về những gì kinh doanh có thể làm để đáp ứng nhu cầu và mong muốn theo những cách mới và cạnh tranh.
  4. Hành động: Đưa các giải pháp này vào hoạt động kinh doanh.

Một insight tốt là như thế nào?

Không chỉ những marketer trẻ, ngay đến cả những marketer có thâm niên vài năm kinh nghiệm đôi khi cũng mắc một số sai lầm trong việc xác định insight. Bởi vì, Insight là một khái niệm, nếu không có sự hiểu biết thấu đáo, sẽ rất dễ nhầm sang những khái niệm khác.

Một trong những điều hay gặp nhất, đó là sự nhầm lẫn giữa Insight với Trend và Fact. Để phân biệt rõ hơn cho các bạn về “bộ 3 gây confused” này, bài viết xin được trích dẫn một đoạn trong bài viết của anh Hồ Công Hoài Phương:

Một bạn nói rằng, “Giới trẻ Việt Nam ngày nay thích những trãi nghiệm mới lại” chính là Insight. Hoàn toàn sai, đó là Trend mà ta hay gọi là xu hướng. Xu hướng là sự thật đang diễn ra, và có chiều hướng diễn ra nhiều hơn nữa.

Một bạn khác nói rằng, “có 75% các bạn trẻ Việt Nam đồng ý rằng họ yêu thích những trãi nghiệm mới lại” chính là insight. Hoàn toàn sai luôn. Đó là Fact. Fact là đánh giá định lượng của Trend.

Tóm lại Trend là chuyện gì đang xảy ta, Fact là nó xảy ra với mức độ bao nhiêu.

Còn Insight là vì sao chuyện đó xảy ra. Insight là sự quan sát sâu hơn nữa những gì đang xẩy ra. Insight có thể là “Giới trẻ Việt Nam ngày nay thích những trãi nghiệm mới lại vì chính gia đình, nhà trường và hệ thống giáo dục đang là rào cản khiến cho họ không được phép khám phá nhiều hơn”.

Tóm lại, Trend là What. Fact là How. Insight là Why.

Vậy một Insight tốt là một Insight phải đến từ những quan sát, theo dõi về Trend, về Xu hướng. Hay nói cách khác, một Insight tốt không thể tự nảy ra từ những Thông tin (Information), và phải là sự Quan sát (Observation). Điều này là tất nhiên, bạn không thể tìm ra người ta đang muốn gì nếu chỉ nhìn vào những con số, những dòng note vô tri vô giác. Những gì bạn cần là quan sát hành vi, thói quen và trò chuyện cùng họ, để xem họ nghĩ gì, sợ gì và muốn gì. Xét cho cùng, marketing cũng là một nghệ thuật đào sâu mong muốn của khách hàng, và tìm cách để mong muốn đó được thỏa mãn.

Trolydatu.com - Công cụ tầm soát cổ phiếu


Ngày đăng: 25 April 2017 23340 lượt đọc


Bài viết liên quan

10 kiểu người sẽ phá hủy doanh nghiệp của bạn
Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm những gì?
10 công thức viết bài bán hàng hiệu quả
[Infographic] Ý nghĩa màu sắc phía sau các thương hiệu
6 xu hướng tiếp thị của năm 2018
7 cách hạn chế và chống click tặc trong quảng cáo Google AdWords