Khảo sát hành vi và thói quen mua sắm trên kênh Social của người dùng Việt Nam

Khảo sát hành vi và thói quen mua sắm trên kênh Social của người dùng Việt Nam



Mạng xã hội là một trong những kênh phổ biến nhất để mua sắm trực tuyến tại Việt Nam. Khảo sát này được thực hiện để tìm hiểu cách sử dụng mua sắm trên mạng xã hội (mua sắm SNS) giữa những người mua hàng trực tuyến Việt Nam. Khá bất ngờ là vượt mặt cả Shopee Facebook mới chính là kênh mua hàng nhiều nhất tại Việt Nam. Nếu chỉ tính trong khuôn khổ của các website thương mại điện tử thì vị trí cao nhất này thuộc về Shopee


1. Social Shopping – mua hàng trên mạng xã hội sẽ bắt kịp E-Commerce?

Trong khảo sát mới nhất về các kênh bán hàng online dẫn đầu vẫn là nền tảng thương mại điện tử với những ông lớn như: Shopee, Lazada, Sendo, Tiki,… với 91% theo sau là các nền tảng Social commerce với những cái tên như: Facebook, Instagram,… với 43%.

  • EC platform (Sendo, Lazada, Shopee, Tiki,…): 91%;

  • SNS (Facebook, Zalo, Instagram,…): 43%;
  • Website của thương hiệu: 20%;
  • Siêu thị online (Coop Mart, Big C,…): 19%;
  • Trong các nền tảng thương mại điện tử Shopee đang dẫn đầu với 76% người dùng nhắc đến;
  • Theo sau là Lazada và Tiki với lần lượt là 55% và 48%;
  • Adayroi.com đạt 7% trước khi biến mất khỏi bản đồ E-Commerce khốc liệt;
  • Ứng dụng điện thoại dĩ nhiên là nơi diễn ra nhiều hoạt động mua sắm nhất chiếm đến 60%; theo sau là trình duyệt trên điện thoại với 16%.

Những số liệu trên chưa thể cho thấy tiềm năng của Social Shopping bắt kịp với E-Commerce, tuy nhiên theo thống kê thì 17% khách hàng thích mua sắm trên các kênh social hơn và con số này ngày càng tăng. Trong khi Facebook đã làm quá tốt nhiệm vụ của mình, Instagram đang nối bước và Tiktok đang dần trở thành con ngựa ô của Social Shopping. Cuộc chiến giữa Social Shopping và E-Commerce đang dần trở nên gây cấn.

2. Khách hàng Social Shopping là ai? Ở đâu? Khi nào?

  • Nhóm đối tượng là nữ chiếm đa số là Gen Z;
  • Có thời gian nhiều dành cho Social Media;
  • Đã từng mua sắm nhiều shop trên social;
  • Họ bị ảnh hưởng và thuyết phục nhiều bởi những sản phẩm thiết kế đẹp;
  • Thường xuyên xem những post trên Facebook của những cửa hàng mà họ like/ follow;
  • Facebook, YouTube và Zalo chiếm 51% thời gian của người dùng. Ngày càng cho thấy sự phụ thuộc cao vào các ứng dụng nhắn tin và mạng xã hội này;
  • Facebook là nền tảng diễn ra hoạt động mua sắm nhiều nhất chiếm đến 89%; không khó hiểu khi hiện nay các thương hiệu sử dụng Facebook nhiều vào việc truyền tải thông điệp và bán hàng trên nền tảng này;
  • Văn hóa và hành vi mua sắm trên social phù hợp với người Việt Nam dành hàng giờ trên mạng xã hội và có nhiều hành vi chat trên những nền tảng này.

3. Vì sao khách hàng thích Social Shopping hơn?

  • 17% khách hàng được khảo sát cho rằng họ thích Social Shopping hơn E-Commerce, trong khi đó 29% hoàn toàn thích E-Commerce;
  • Tiện lợi và Dễ dàng tương tác với bạn bè là 2 lý do chính khiến người dùng thích Social Shopping với lần lượt là 37% và 31%;
  • Trong khi đó bên phía E-Commerce là Khuyến mãi (55%) và Giá rẻ (48%);
  • Có thể thấy những yếu tố thu hút khách hàng của E-Commerce thì kênh Social đều có thể đáp ứng được, đa phần về giá cả – một thứ mà shop hoàn toàn có thể kiểm soát để kéo khách hàng. Trong khi đó tiện lợi là thứ là E-Commerce còn phải học hỏi Social Shopping vì giữa một website thương mại điện tử với nhiều mặt hàng thì khách hàng khó lòng mà có thể dễ dàng tìm sản phẩm mình mong muốn;
  • Những lý lo sau đây sẽ cho bạn biết vì sao KH thích Social Shopping hơn:
  • Chỉ cần sử dụng 1 app duy nhất: Thay vì phải tạo tài khoản, đăng nhập, chọn lựa giữa các trang E-Commerce thì đối với Social Shopping;
  • Mỗi cửa hàng trên mạng xã hội có xu hướng chuyên về một danh mục sản phẩm nhất định, vì vậy nhiều khả năng họ sẽ tìm thấy sản phẩm mà họ không tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác;
  • Trải nghiệm chat ngay lập tức là yếu tố quan trọng, khi muốn tư vấn về sản phẩm thì tốc độ chat trên Social Shopping nhanh hơn E-Commerce;
  • Nhanh chóng cung cấp thông tin và giao hàng;
  • Trong quá trình giao hàng, hỏi về tình trạng đơn hàng bằng việc chat sẽ làm cho KH yên tâm và nhanh chóng hơn thay vì phải check tình trạng vận đơn trên các trang TMĐT.

4. Thấu hiểu hành vi mua sắm trên mạng xã hội

  • 2/3 số giao dịch diễn ra là từ các cửa hàng mà họ đã mua trước đó;
  • Quảng cáo online (42%) và từ bạn bè giới thiệu (36%) là hai nguồn mang khách hàng đến với Social Shopping nhiều nhất;
  • Thời trang và mỹ phẩm đương nhiên là sản phẩm được mua nhiều nhất;
  • Họ sử dụng cả Social Shopping và E-Commerce; E-Commerce dành cho những sản phẩm đặc thù, Social Shopping dành cho những sản phẩm mang nhiều yếu tố cảm xúc khi mua với sự tư vấn của chủ shop;
  • Chất lượng sản phẩm tốt chiếm đến 59% lý do khiến khách hàng muốn mua lại, tiếp theo là sản phẩm đa dạng, Social được đánh giá là khá dễ để khách hàng mua lại vì việc target hay tiếp cận lại KH cũ được xem là khá dễ dàng;
  • 88% đoạn chat với nhân viên cửa hàng nhằm mục đích biết thông tin. Thông tin phổ biến là giá cả, sản phẩm và hình ảnh sản phẩm. Không bất ngờ khi “inbox” chính là mục tiêu mà các shop đang hướng đến khi thực hiện các chiến dịch bán hàng trên social.

Nguồn: QandMe Research, QandMe, Q&Me


Ngày đăng: 16 March 2021 1857 lượt đọc


Bài viết liên quan

Hướng dẫn 3 bước để bạn bảo hộ thương hiệu của mình
Bản checklist những điều cần duyệt trước khi public website
ROI là gì? cách tính ROI
Chiến lược Marketing 5C mới của Unilever
5 chiến thuật Re-marketing thông minh thu hút khách hàng tiềm năng
7 công cụ phân tích hoạt động trên trang Instagram miễn phí