Phân biệt Marketing – Advertising – Public Relations (PR)

Phân biệt Marketing – Advertising – Public Relations (PR)



Không phải tất cả mọi người đều có thể phân định rạch ròi sự khác nhau giữa các khái niệm  Marketing (Tiếp thị)  – Advertising (Quảng cáo) và PR (Quan hệ công chúng).

ITZ Việt Nam - Thiết kế web chuyên nghiệp theo mô hình 7P
Wifi Marketing là gì?
10 công cụ marketing miễn phí mọi startup nên biết

Trolydatu.com - Công cụ tầm soát cổ phiếu


Advertising và PR cùng có mục tiêu truyền đạt một thông điệp nào đó đến khách hàng mục tiêu, tuy  nhiên cách thức thực hiện của Advertising và PR rất khác nhau.

Advertising là phương thức truyền thông đến khách hàng thông qua việc trả tiền để đăng tải thông tin trên các phương tiện khác nhau bao gồm các kênh truyền thống như quảng cáo báo chí, truyền hình, radio, quảng cáo OOH (out-of-home hay quảng cáo ở nơi công cộng), các kênh hiện đại như internet (quảng cáo qua sóng wifi, quảng cáo mạng xã hội, email), quảng cáo trên điện thoại di động.

PR là phương thức truyền thông nhằm truyền tải một hình ảnh, thông điệp tích cực về tổ chức/doanh nghiệp đến khách hàng mục tiêu và cộng đồng nói chung. Các phương tiện của PR bao gồm thông cáo báo chí, hoạt động cộng đồng (community involvement) hoặc phát ngôn trên các diễn đàn đại chúng về các vấn đề đang được nhóm khách hàng mục tiêu của họ quan tâm. Một chiến dịch PR thành công khi nó làm nổi bật được những thành quả và đóng góp tích cực của tổ chức/doanh nghiệp cho cộng đồng một cách tinh tế và khéo léo.

Marketing bao gồm tất cả các phương thức mà thông qua đó bạn có thể tiếp cận được với khách hàng. Nó bao gồm các công cụ như quảng cáo trả tiền và cả những chi tiết nhỏ nhặt khác, từ cách nhân viên lễ tân trả lời điện thoại, cách một yêu cầu được hoàn thành, đến những phản hồi tích cực và tiêu cực về sản phẩm của bạn.

Theo Kathleen Micken, giảng viên Marketing tại Gabelli School of Business thuộc trường Đại học Roger Williams, "Marketing có thể được định nghĩa là tất cả những gì một tổ chức thực hiện để sự trao đổi giữa họ và khách hàng trở nên dễ dàng hơn. Quảng cáo chỉ là một trong nhiều hoạt động Marketing mà thôi”.

 

Như vậy, Advertising và PR đều là các yếu tố cấu thành nên Marketing. Các yếu tố còn lại bao gồm: xây dựng kế hoạch truyền thông (media planning), định giá và phân phối sản phẩm (product pricing & distribution), chiến lược bán hàng (sales strategy), chăm sóc khách hàng (customer support), nghiên cứu thị trường (market research), hoạt động cộng đồng (community involvement).

Nhiều doanh nghiệp tin rằng Advertising và PR đóng vai trò tương tự nhau đối với công việc kinh doanh của họ, nghĩa là họ chỉ cần một trong hai hoạt động mà thôi. Tuy nhiên, PR và Advertising lại đóng vai trò hoàn toàn khác nhau trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu kinh doanh.

Khi khách hàng nhìn thấy quảng cáo, họ biết chắc chắn những thông tin đó đã được trả tiền bởi người đang cố bán hàng cho họ. Còn PR cung cấp những thông tin và những câu chuyện “đáng đưa tin” cho báo chí và để họ tùy chọn việc có viết về sản phẩm hoặc doanh nghiệp hay không và viết như thế nào. Một bài báo như vậy sẽ có sự khách quan và chứng thực của người viết và sẽ nhận được sự tin tưởng cao hơn từ phía khách hàng, vì nó không mang lại cảm giác “đang bị chào bán” rõ ràng cho khách hàng.

Tuy nhiên, không thể phủ định có những quảng cáo được xây dựng với ý tưởng tốt, truyền tải thông điệp thú vị, đúng mục tiêu, sáng tạo, khơi gợi cảm xúc mãnh liệt và có khả năng để lại ấn tượng sâu sắc với người xem và tạo hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc mục tiêu, đối tượng, thời điểm và ngân sách của mình để chọn lựa hoặc kết hợp các hoạt động Advertising và PR một cách hợp lý.

Một cách tiếp cận vui về sự khác biệt giữa các khái niệm này:

  

 

Nguồn tham khảo:

https://publicrelationssydney.com.au/the-difference-between-advertising-and-pr/

http://www.marketingprofs.com/2/mccall5.asp

http://smallbusiness.chron.com/difference-between-marketing-advertising-public-relations-sales-promotion-22873.html

http://adsoftheworld.com/blog/ivan/2007/apr/11/the_difference_between_marketing_pr_advertising_and_branding

 

 

Sự khác biệt giữa Digital Marketing và Online Marketing

Ngày đăng: 10 May 2017 5773 lượt đọc


Bài viết liên quan

Kích thước ảnh yêu cầu trong quảng cáo GDN của Google
Rights Manager - Trình quản lý bản quyền của Facebook
Cách xoá bạn bè ít tương tác trên Facebook trong 5 phút
12 xu hướng truyền thông xã hội 2020
10 công thức viết bài bán hàng hiệu quả
Hướng dẫn xóa toàn bộ Mail Queue trên Server Linux