Chứng chỉ SSL là gì? Có những loại chứng chỉ SSL Certificates nào?

Chứng chỉ SSL  là gì? Có những loại chứng chỉ SSL Certificates nào?



Trong vài năm qua, số lượng các tổ chức sử dụng chứng chỉ SSL (SSL Certificates) đã tăng lên đáng kể. Ứng dụng cho SSL đang được sử dụng cũng được mở rộng và phát triển thêm. Chẳng hạn như:


- Một số tổ chức cần SSL chỉ đơn giản là để giữ bí mật, ví dụ như mã hóa.

- Một số tổ chức muốn sử dụng SSL để tăng cường sự tin tưởng về vấn đề bảo mật và danh tính của họ. Chẳng hạn họ muốn cho khách hàng của mình biết được rằng tổ chức của họ là một tổ chức hợp pháp.

Chứng chỉ SSL là gì?

SSL - Secure Sockets Layer – một tiêu chuẩn an ninh công nghệ toàn cầu tạo ra một liên kết được mã hóa giữa máy chủ web và trình duyệt. Liên kết này đảm bảo tất cả các dữ liệu trao đổi giữa máy chủ web và trình duyệt luôn được bảo mật và an toàn.

Chứng thư số SSL cài trên website của bạn cho phép khách hàng khi truy cập có thể xác minh được tính xác thực, tin cậy của website, đảm bảo mọi dữ liệu, thông tin trao đổi giữa website và khách hàng được mã hóa, tránh nguy cơ bị can thiệp.

Tôi là khách hàng cá nhân nên dùng chứng chỉ SSL nào?

Nếu website của bạn chỉ phục vụ cho mục đích cá nhân hoặc kinh doanh nhỏ, bạn có thể sử dụng các chứng chỉ bảo mật SSL rẻ nhất như Comodo PositiveSSL, RapidSSL Standart hay AlphaSSL. Lưu ý với những chứng chỉ bảo mật SSL giá rẻ này, bạn không thể cài đặt cho sub-domain (dạng shop.domain.com) mà nó chỉ hỗ trợ domain.com và www.domain.com mà thôi.

Tôi là khách hàng doanh nghiệp nên dùng chứng chỉ SSL nào?

Nếu bạn có một website kinh doanh thương mại điện tử và cần mức độ bảo mật cũng như chứng thực chủ thể cao hơn để thu hút khách hàng tin tưởng, hãy sử dụng các loại SSL có giá trị xác thực tổ chức (OV) hoặc xác thực đầy đủ (EV). Bạn có thể sử dụng các loại xác thực như GeoTrust TrueBusinessID, GeoTrust TrueBusinessID EV hay Comodo EV SSL.

Điểm đặc biệt của các loại chứng thực bảo mật này là xác minh trước khi cài đặt SSL bằng giấy tờ được công nhận của pháp luật như giấy đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, sau khi xác minh thành công, chứng thực loại EV còn cho phép hiển thị tên của tổ chức (Tên công ty, tổ chức đặt mua và xác thực) ngay trên khung địa chỉ của tất cả các trình duyệt, giúp khách hàng tin tưởng đặt mua dịch vụ trực tuyến tại website đó.

Các loại chứng thư số SSL

1. Domain Validation (DV - SSL)

Chứng thư số DV SSL chứng thực cho Domain Name - Website . Khi 1 Website sử dụng DV SSL thì sẽ được xác thực tên domain , website đã được mã hoá an toàn khi trao đổi dữ liệu. Với chứng thư DomainSSL, Website của bạn kích hoạt "ổ khóa màu xanh" và được bảo mật trong giao dịch thương mại điện tử, thông tin đăng nhập tài khoản web, email trực tuyến, lưu lượng mạng và dịch vụ trực tuyến.

2. Organization Validation (OV -SSL)

Chứng thư số OV SSL chứng thực cho Website và xác thực doanh nghiệp đang sở hữu website đó . Kích hoạt "ổ khóa màu vàng" , đảm bảo an toàn cho các giao dịch thương mại điện tử, thông tin đăng nhập tài khoản web, email trực tuyến, lưu lượng mạng và dịch vụ trực tuyến. Chứng thư OrganizationSSL là tổ chức hiệu đính - khách truy cập trang web xem chi tiết công ty của bạn được hiệu đính tại chứng thư, giúp tăng cườngsự tin tưởng với trang web đem lại lợi thế kinh doanh cao hơn .

3. Extended Validation (EV -SSL)

Chứng thư số EV SSL cho khách hàng của bạn thấy Website của bạn có độ bảo mật cao nhất và được rà xoát pháp lý kỹ càng. Xuất hiện thanh địa chỉ sang màu xanh với hiển thị đầy đủ thông tin của doanh nghiệp, cho thấy thông tin của doanh nghiệp đã được xác thực và kiểm duyệt tình hình hoạt động, cung cấp một cấp độ cao hơn tin tưởng vào website và doanh nghiệp bạn

4. Wildcard SSL Certificate

Với việc tùy chọn thêm Wildcard SSL, một chứng thư số SSL có thể bảo mật cho tất cả các tên miền cấp dưới. Là sản phẩm lý tưởng dành cho các cổng thương mại điện tử. Các website dạng này thường có thể tạo ra các trang e-store dành cho các chủ cửa hàng trực tuyến, mỗi e-store là một sub domains và được chia sẻ trên một địa chỉ IP duy nhất.Khi đó, để triển khai giải pháp bảo bảo mật giao dịch trực tuyến (khi đặt hàng, thanh toán, đăng ký & đăng nhập tài khoản,...) bằng SSL, chúng ta có thể dùng duy nhất một chứng chỉ số Wildcard cho tên miền chính của website và dùng chung một địa chỉ IP duy nhất để chia sẻ cho tất cả mọi sub domains.

5. SANS 

Nhiều tên miền hợp nhất trong 1 chứng thư số Một chứng thư số SSL tiêu chuẩn chỉ bảo mật cho duy nhất một tên miền đã được kiểm định. Lựa chọn thêm SANs cho phép bảo mật tới 40 tên miền và máy chủ chỉ với một chứng thư số. SANs mang lại sự linh hoạt cho người sử dụng, dễ dàng hơn trong việc cài đặt, sử dụng và quản lý chứng thư số SSL. Ngoài ra, SANs có tính bảo mật cao hơn Wildcard SSL, đáp ứng chính xác yêu cầu an toàn đối với máy chủ và làm giảm tổng chi phí triển khai SSL tới tất cả các tên miền và máy chủ cần thiết. Chứng thư số SSL SANs có thể tích hợp với tất cả các loại chứng thư số SSL của GlobalSign bao gồm: Chứng thực tên miền (DV SSL), chứng thực tổ chức doanh nghiệp (OV SSL) và Chứng thực mở rộng cao cấp (EV SSL).

Chứng chỉ DomainSSL Certificates hỗ trợ đầy đủ và chia sẻ cùng các trình duyệt được OrganizationSSL công nhận, nhưng có thêm điểm thuận lợi là chứng chỉ này được ban hành gần như ngay lập tức và không cần nộp giấy tờ công ty. Đây là một DomainSSL lý tưởng cho các doanh nghiệp cần một chi phí SSL thấp, nhanh chóng và không cần tài liệu của công ty mình.

Trolydatu.com - Công cụ tầm soát cổ phiếu


Ngày đăng: 22 March 2018 2229 lượt đọc


Bài viết liên quan

Ảo hóa ứng dụng Citrix XenApp
Kích thước ảnh yêu cầu trong quảng cáo GDN của Google
Google tiết lộ bí quyết làm nên một quảng cáo YouTube thành công
8 mẹo chụp những bức ảnh hấp dẫn cho quảng cáo trên Facebook của bạn
KPI là gì? Tại sao không đạt được KPI ? Tại sao đạt KPI nhưng hoạt động kinh doanh vẫn không hiệu quả?
YouTube điều chỉnh chính sách phê duyệt video và chạy quảng cáo